• Audio
  • Video - Clips
  • Góp ý
  • Quảng cáo
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chung
    • Ban Giám đốc & Phòng, tổ chuyên môn
  • Tin Tức
    • Tin trong tỉnh
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Tin thể thao
    • Khoa học công nghệ
    • Văn bản
    • Thông tin việc làm
    • Nghị quyết HĐND tỉnh Khóa X (2016 - 2021)
  • Thời Sự
    • Thời sự tối
    • Thời sự trưa
    • Thời sự sáng
    • Bản tin Tiếng Anh
    • Bản Tin Tiếng Nga
  • Chuyên Đề
    • An ninh Bình Thuận
    • Cải Cách Hành Chính
    • Ý Đảng Lòng Dân
    • Tin nhanh 3N
    • Tam nông - Bốn nhà
    • Hộp thư nông nghiệp
    • Câu chuyện nông nghiệp
    • Phát triển cùng nông dân
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Kinh tế thủy sản
    • Đồng Hành Cùng Người Nghèo
    • Lao động và Công đoàn
    • Công thương
    • Ga la Tiếp bước đến trường
    • Nhịp sống trẻ
    • An toàn giao thông
    • Dân tộc và miền núi
    • Biển đảo quê hương
    • Chương trình Tiếng Chăm
    • Vì chủ quyền an ninh biên giới biển
    • Quốc phòng toàn dân
    • IT Today
    • Dân số và trẻ em
  • Phát Thanh
    • Thời sự trực tiếp
    • Bình Thuận ngày mới
    • Thu thanh từ cơ sở
    • Tuần san văn hóa nghệ thuật
    • Tuổi Ô mai
    • Mẹ và bé
    • Tiếng Chăm
    • Văn Hóa Giao Thông
    • Quà Tặng Cuộc Sống
    • Sẻ Chia Yêu Thương
    • Mỗi Tuần Ý Tưởng
    • Niềm Vui Cho Em
    • Phụ Nữ Và Gia Đình
    • Tư Vấn Pháp Luật
    • Cải cách Hành chính
    • Kiến thức nhà nông
    • Phát thanh học đường
    • Âm Nhạc Và Bạn
  • Lịch Phát Sóng
    • Lịch Phim Tháng
    • truyền hình - phát thanh
  • Hộp thư góp ý

Tin trong nước

NGÀY 10 THÁNG 10,2018 - Lượt xem: 253

Dịch bệnh dồn dập, tràn lan nguy cơ lây nhiễm

Số người mắc tay chân miệng (TCM) trên cả nước đã lên tới hơn 61.800 trường hợp với 6 ca tử vong. Cùng với đó là số người mắc dịch sởi và sốt xuất huyết (SXH) cũng đang tăng mạnh, gây quá tải nhiều bệnh viện... Đây là những thông tin mới nhất về diễn biến tình hình dịch bệnh mùa đông xuân được Bộ Y tế công bố tại cuộc họp báo diễn ra chiều 9-10 tại Hà Nội.

Số mắc tăng cao ở nhiều địa phương


Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, trong số các dịch bệnh truyền nhiễm đang vào mùa cao điểm, dịch TCM đang có số người mắc rất cao.

Tính đến ngày 8-10, cả nước ghi nhận hơn 61.800 trường hợp mắc TCM rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có trên 29.300 trường hợp nhập viện và 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam.

Mặc dù so với cùng kỳ năm 2017, số mắc TCM trong cả nước giảm 18,9% nhưng một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc TCM tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây, nổi lên là: TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh và Hà Nội.


Cấp cứu bệnh nhân bị dịch tay chân miệng tại BV Nhi đồng 1. Ảnh: HOÀNG HÙNG


Số mắc TCM chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam chiếm 77,6% số ca mắc của cả nước, miền Bắc chiếm 10,6%, miền Trung chiếm 10,1% và Tây Nguyên chiếm 1,7%. Đối tượng mắc TCM chủ yếu là trẻ dưới 10 tuổi chiếm tới 99,5% số ca mắc.

Trong khi đó, TS Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, qua giám sát về diễn biến tình hình dịch TCM cho thấy, hiện chưa có sự thay đổi về kiểu gen của virus gây TCM ở Việt Nam. Các tuýp virus gây bệnh TCM chủ yếu là EV71 chiếm 21%, các EV khác là 20%, Coxsackie A10 là 6%, Coxsackie A6 là 3%, virus đường ruột khác là 4%.

Trong đó đáng lưu ý, virus EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng và gây tử vong đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi. Trong khi đó, bệnh TCM chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine dự phòng nên số người mắc còn tiếp tục gia tăng.

Trước tình hình dịch bệnh TCM đang diễn ra phức tạp, PGS-TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, biện pháp phòng ngừa hiệu quả dịch bệnh TCM là việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Đồng thời, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.


Coi chừng lây nhiễm chéo


Không chỉ dịch TCM diễn biến phức tạp mà dịch sởi và SXH cũng đang có chiều hướng gia tăng số người mắc, gây tình trạng quá tải và nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh dịch trong cơ sở khám chữa bệnh, nhất là với các bệnh viện tuyến cuối ở Hà Nội và TPHCM.

Theo Bộ Y tế, đến nay cả nước ghi nhận hơn 1.093 ca dương tính với sởi/2.942 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Đối với dịch SXH ghi nhận hơn 67.400 trường hợp mắc với 11 ca tử vong.

Trước tình hình nhiều dịch bệnh bùng phát, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã yêu cầu các bệnh viện, đơn vị y tế tăng cường cường công tác khám, phân loại, điều trị bệnh sởi, TCM và SXH nhằm chống quá tải, giảm lây nhiễm chéo và giảm tử vong.

Theo đó, lãnh đạo các đơn vị y tế, bệnh viện các cấp khẩn trương, quyết liệt chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác truyền thông trong cơ sở khám chữa bệnh để người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế, học viên, sinh viên thực tập hiểu rõ đường lây.

Đó là bệnh sởi lây theo đường hô hấp; bệnh TCM lây theo đường tiêu hóa, nguồn lây chính từ nước bọt, phân của trẻ nhiễm bệnh; bệnh SXH lây do muỗi Aedes aegypti đốt truyền bệnh.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, đối với người bệnh sởi và nghi sởi cần mang khẩu trang khi đi khám bệnh, đối với trẻ nhỏ không thể mang khẩu trang thì người nhà dùng khăn giấy che miệng trẻ khi ho, hắt hơi; đối với bệnh TCM phải rửa tay bằng xà phòng mỗi khi chăm sóc, vệ sinh cho trẻ; đối với bệnh SXH thì phải phòng chống muỗi đốt khi nằm viện.

Đặc biệt, các bệnh viện phải tổ chức phân luồng và có khu khám riêng để sàng lọc bệnh sởi, nghi sởi (đối với bệnh TCM có thể khám chung với các bệnh khác nếu nhân viên y tế làm tốt việc khử khuẩn, vệ sinh tay); tiến hành cho nhập viện điều trị nội trú những ca bệnh sởi, TCM, SXH nặng theo đúng hướng dẫn, đúng tuyến điều trị để tránh quá tải và giảm lây chéo trong bệnh viện…

Việc điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh TCM của Bộ trưởng Bộ Y tế và tham khảo cẩm nang chẩn đoán và xử trí bệnh TCM ở trẻ em đã được Bộ Y tế ban hành.

Đối với bệnh SXH, các bệnh viện phải bảo đảm việc tránh muỗi đốt người bệnh SXH (để phòng ngừa muỗi đốt sang người bệnh khác).

Đối với các trường hợp ca bệnh nặng phải tổ chức hội chẩn khoa, liên khoa, bệnh viện theo quy định hoặc xin ý kiến hướng dẫn, trao đổi thông tin, hỗ trợ về chuyên môn với tuyến trên…


Theo QUỐC LẬP, sggp.org.vn, lúc: 10/10/2018 08:22

 

Bài viết liên quan

  • Tàu liên tiếp bị trật bánh trên đường sắt Bắc Nam
    ( 19-02-2019 )

  • Năm 2019: Xuất khẩu cá tra nỗ lực đạt 2,4 tỷ USD
    ( 18-02-2019 )

  • Triệt xóa 2 đường dây đánh bạc qua mạng với số tiền gần 60 tỷ đồng
    ( 18-02-2019 )

  • Xe khách và xe đầu kéo đấu đầu, 11 người bị thương
    ( 18-02-2019 )

  • Nhiều người nguy kịch vì cúm mùa
    ( 14-02-2019 )

  • Năm 2019, xuất khẩu tôm ước đạt 4 tỷ USD
    ( 14-02-2019 )

  • Việt Nam sẽ làm hết sức mình cho cuộc gặp của lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên
    ( 12-02-2019 )

  • Quyết tâm đưa tuyến metro số 1 hoạt động vào tháng 10-2020
    ( 12-02-2019 )

1 2 3 4 5 >> Trang Cuối

Tin Xem Nhiều

  • ​Hơn 100 lãnh đạo công nghệ cảnh báo nguy cơ vũ khí tự động
  • Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận việc rút quân khỏi Syria
  • Thành lập đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Đức Linh
  • Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình hành động số 15 của Tỉnh ủy
  • Nông dân Tuy Phong xuống giống vụ mùa năm 2017
  • Thực hiện công trình thanh niên tại xã Gia Huynh
  • Trao nhà đại đoàn kết cho hội viên phụ nữ nghèo

Tin Mới Cập Nhật

  • Tàu liên tiếp bị trật bánh trên đường sắt Bắc Nam
  • Tuyên dương điển hình tiên tiến phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
  • Ông Dương Văn An - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Đảng ủy thị trấn Liên Hương
  • Triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 1 - 5 tuổi năm 2019
  • Việt Nam thực hiện thành công phẫu thuật siêu khó tầm cỡ quốc tế: lấy ngón CHÂN cái thay cho ngón TAY cái để phục hồi chức năng bàn tay!
  • Bình Thuận đón hơn 100 ngàn lượt khách dịp Tết Kỷ Hợi
  • Hỏa hoạn ở Bangladesh, sập nhà ở Trung Quốc gây nhiều thương vong
  • Tin Tức

    • Tin trong tỉnh
    • Tin trong nước
    • Tin thể thao
    • Khoa học công nghệ
    • Văn bản
    • Thông tin việc làm
  • Thời Sự

    • Thời sự tối
    • Thời sự trưa
    • Thời sự sáng
    • Bản tin Tiếng Anh
    • Bản Tin Tiếng Nga
  • Chuyên Đề

    • Lao động và Công đoàn
    • Công thương
    • Nhịp sống trẻ
    • An toàn giao thông
    • Dân tộc và miền núi
    • Biển đảo quê hương
  • Tạp chí truyền hình

    • Du lịch Bình Thuận
    • Tạp chí sức khỏe

ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ: 339 - 341 Thủ Khoa Huân - TP.Phan Thiết - Bình Thuận
Điện thoại: 0252 3822063 - Fax: 0252 3835781 - Email: banbientap@bttv.org.vn
Giấy phép: Số 01/GP-TTĐT cấp ngày 25/4/2017

  • Hôm nay

    9,721

  • Hôm qua

    11,671

  • Tổng truy cập

    2421193

© Copyright 2016. Bản quyền thuộc về Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận

Thiết kế bởi Tính Thành